Chùa Xiêm Cán – Khám phá ngôi chùa đẹp nhất Bạc Liêu
Giới thiệu về chùa Xiêm Cán Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu
- Địa chỉ: ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Hướng dẫn đi đến chùa Xiêm Cán: Chùa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liêu, nhà Công tử Bạc Liêu. Từ trung tâm, bạn đi thẳng theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Từ đây, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. Từ vị trí của chùa, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này như vườn nhãn cổ, cánh đồng điện gió,…
- Thời gian mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày.
Tên gọi và lịch sử hình thành chùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu được khởi công xây dựng vào ngày 7 /5/1887 bởi vợ chồng ông Nên và bà Ngét cùng 30 hộ gia đình khác trong xóm làng. Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, ngôi chùa ra mắt với vẻ đẹp hoành tráng. Trụ trì chùa lúc này là Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909), một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp được bà con tín nhiệm, mời về.
Lúc xây dựng, chùa có tên gọi theo tiếng Khmer là Komphisako. Đó là ý chỉ là biển sâu, sự sâu xa, sự uyên bác của trí tuệ nhà phật. Ngoài ra chùa còn có tên theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”. Khoảng thời gian sau đó, một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu đến định cư nhiều ở đây. Họ sống chung với người Khmer, cùng trao đổi mua bán và giao lưu văn hóa với nhau.
Công trình đặc sắc ở chùa Xiêm Cán
Do tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán, tức nghĩa là “giáp nước”, một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển (chùa Xiêm Cán ngày xưa chỉ cách bờ biển khoảng 500m. Xong, do bờ biển Bạc Liêu là dòng biển bồi nên bây giờ khoảng cách từ chùa đến bờ biển gần 5km).
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo tại chùa Xiêm Cán
Nét đặc trưng cho chùa Xiêm Cán Bạc Liêu chính là dấu ấn kiến trúc Angkor Khmer – Campuchia truyền thống độc đáo và thu hút. Chùa là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường,…
Cổng tam quan gồm nhiều phù điêu đắp nổi như hình bán nguyệt chạm hình Phật ở giữa với hai tượng rắn thần Nagar hướng ra hai tháp nhọn khác ở hai bên. Phía trên là tháp nhọn thể hiện nét đặc trưng của kiến trúc đền tháp Angkor. Đỡ bảng tên cổng tam quan chùa là hai chim thần Krut, cùng hai con rắn năm đầu uốn lượn hai bên.
Từ tam quan đi thẳng vào theo con đường rợp hai hàng cây cổ thụ đầy bóng mát là đến chính điện. Chính điện chùa Xiêm Cán được xây dựng ngay giữa khuôn viên theo ba cấp nền cao 4m với 18 bậc thang để đi lên. Kiểu dáng chính điện được xây theo dạng hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài 36 mét, mặt chính quay về hướng Đông.
Điểm nhấn của ngôi chính điện này là không có cửa ở giữa mà mở lệch về hai bên để tránh ánh nắng ban mai chiếu thẳng vào bàn thờ. Toàn bộ chính điện có gần 100 cây cột bê tông tròn. Tại nơi tiếp giáp giữa các đầu cột và mái là những chiếc đầu rắn thần Nagar trong tư thế ngóc lên. Phần thân của rắn chính là bờ giải các mái như đang trường từ trên bờ nóc xuống hiên. Ở các góc bờ nóc gắn hình tượng như đuôi rồng. Sự kết hợp giữa đầu, thân và đuôi rồng tạo nên hình ảnh của những chiếc thuyền đang bơi đua.
Vách, trần, cột của chính điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.
Tượng Phật nằm chùa Xiêm Cán
Nét đặc trưng trong kiến trúc chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu là sự xuất hiện của rắn thần Nagar. Theo quan niệm người Khmer, đây là vật hung tợn đã được đức Phật giáo hóa bằng lòng từ bi. Rắn thần Nagar thể hiện trên nóc chùa với mong muốn đức Phật dừng lại ở chùa để ban phước. Đồng thời đóng vai trò là linh vật bảo vệ chính điện không bị những cơn giông tố gây hại.Chính điện có nhiều phù điêu bắt mắt nhưng bên trong chỉ bày trí một bàn thờ cao ba tầng. Trên đó là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 mét và được chia thành 7 bậc thờ tượng phật thích ca to lớn. Bên dưới là nhiều tượng Phật thích ca nhiều kích cỡ, tư thế khác nhau diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật.
Mặc dù chính điện được xây dựng bắt mắt với những với nhiều phù điều bắt mắt nhưng bên lại bài trí khá đơn giản chỉ với một bàn thờ cao ba tầng. Trên đó là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 mét và được chia thành 7 bậc thờ tượng phật thích ca to lớn. Bên dưới tượng phật lớn là nhiều tượng Phật thích ca nhỏ với nhiều kích cỡ, tư thế khác nhau diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật.
Điểm nhấn của Sala và hai tăng xá được các nghệ nhân trang trí tỉ mỉ. Nhất là hạng mục Sala, hầu hết các hoa văn và phù điêu lộng lẫy không thua gì chính điện.
Xong cùng với hạng mục tam quan và chính điện. Hạng mục Sala (giảng đường, nhà hội) được xây dựng năm 1997. Nơi đây là nơi các sư sãi nghỉ ngơi, tiếp đón phật tử và du khách phương xa đến viếng thăm. Hai tăng xá có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng lên bằng nhiều loại gỗ quý.
Nơi đây ghi dấu ấn văn hóa độc đáo, mang ý nghĩa to lớn với người dân Khmer. Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa khmer đẹp ở đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể đến cầu bình an, cũng như tìm hiểu về ngôi chùa, hoặc dạo quanh check in. Không gian lộng lẫy mà trang nghiêm, thanh tịnh và yên bình khiến du khách thật khó quên nơi đây.